0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

-20%
Tâm - Tâm Sở Chusang Tulku Rinpoche - Thái Hà Books TÂM LINH - TÔN GIÁO - THIỀN

Tâm - Tâm Sở Chusang Tulku Rinpoche - Thái Hà Books TÂM LINH - TÔN GIÁO - THIỀN

150,400₫ 188,000₫
Tình trạng : Còn hàng
  • Thương hiệu: [HCM] Sách Đặt Trước
   Cho vào giỏ hàng
   Mua ngay

Mô tả sản phẩm

[ThaiHaBooks] Tâm – Tâm sở là tài liệu học tập Triết học Phật giáo. Ngoài ra còn phù hợp với những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về Phật giáo, cần tiến sâu hơn vào nội hàm ẩn chứa bên trong.

Tâm – Tâm sở là một phần trong Tâm Thức Học, là lượng học thứ hai sau Nhiếp Loại Học trong ba lượng học của trong Phật học Tây Tạng. Đây là Tâm học, học về Tâm. Tâm có rất nhiều nghĩa, từ cái tâm Vô, trống rỗng, bất sinh bất diệt, diệu kỳ, tuyệt đối an lạc của sự chứng ngộ Niết-bàn. bao gồm tất cả, và cái Tâm, hay Thức với vô số dữ liệu thiện và ác trong đó. Tâm học là học về Tâm, tìm hiểu Tâm, tu sửa Tâm để chứng ngộ tâm.

Do vậy, việc nghiên cứu Triết học Phật giáo, triết lý về Tâm và phân loại các Thức theo chiều sâu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về pháp thiện và pháp bất thiện – biết đâu là điều cần đoạn trừ và đâu là điều đáng thực hành. Sử dụng trí tuệ để phân tích và ứng dụng theo đúng trình tự Văn – Tư – Tu là con đường dẫn tới tu tập rốt ráo. Vì vậy, soạn ra các bộ sách làm học liệu để giảng dạy và học tập về Tâm trở thành nhu cầu thiết yếu, giúp quá trình này được diễn ra có hệ thống

Đây là dịch phẩm thứ hai của Sư cô Đạo Tịnh, Tâm Thức Học. Cả hai bộ sách đều được dịch từ nguyên tác Tạng bản của Đức Lạt-ma Chusang Tulku Rinpoche.

Mục lục:

PHẦN 1. TÁN DƯƠNG – PHÁT NGUYỆN  

Tán dương đảnh lễ  

Phát nguyện trước tác  

PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA TÂM TÂM SỞ  

Chương 1. Tâm  

I. Định nghĩa của tâm  

II. Sự khác nhau giữa tâm và tâm thức  

III. Phân loại của tâm  

Chương 2. Tâm sở  

5 Tâm sở biến hành

5 Tâm sở biệt cảnh

11 Tâm sở thiện

6 Căn bản phiền não

20 Tùy phiền não

4 Tâm sở bất định

PHẦN 3. LỜI KẾT

Phụ lục: Các thuật ngữ và định nghĩa

Cầu nguyện: Pháp trí nguyện

Trích đoạn nội dung:

I. ĐỊNH NGHĨA CỦA “TÂM”

Tâm thức có khả năng tự thấy biết tổng thể đối tượng của nó và luôn đi kèm với các tâm sở tương ưng với nó རང་ཡུལ་ཏུ་གྱུར་པའི་དོན་གྱི་ངོ་བོ་ རང་སྟོབས་ཀྱིས་མཐོང་བའི་ཆ་ནས་བཞག་པ་གང་ཞིག། རང་གི་འཁོར་སེམས་བྱུང་དང་མཚུངས་ལྡན་ དུ་ཡོད་པའི་རིག་པ། སེམས་ཀྱི་མཚན་ཉིད།

Ví dụ: Một tâm thức “vừa là nhãn thức nhìn thấy ngôi nhà vừa là tâm vương” là tâm, vì “vừa có khả năng tự thấy biết tổng thể đối tượng của nó, vừa hiển hiện rõ ràng tâm sở tương ưng với nó”.

Mọi đối tượng luôn có tổng thể và chi tiết. Thông thường, tâm thức quán sát đối tượng theo cách thấy biết tổng thể và thấy biết chi tiết đối tượng. Tâm vương tự thấy biết tổng thể đối tượng của nó, tâm sở tự thấy biết chi tiết đối tượng của nó.

“Tổng thể của đối tượng”

Ví dụ, nhãn thức nhìn thấy ngôi nhà là thấy biết tổng thể của ngôi nhà. Tổng thể của ngôi nhà là bản chất của ngôi nhà. Tâm phân biệt thấy ngôi nhà xấu hay đẹp, to hay nhỏ là thấy chi tiết của ngôi nhà. Giống như con người là pháp chung, là tổng thể đối tượng và người Việt Nam là pháp riêng, là chi tiết đối tượng.

“Khả năng tự thấy biết”

Chúng ta sẽ gặp cụm từ này rất nhiều trong phần học về tâm và tâm sở. Ví dụ, chúng ta nói: “Tôi thấy”, “Tôi ăn”, “Tôi nghe”, “Tôi đi”… nhưng thực ra khả năng thấy biết đó là nhãn thức nhìn thấy, thiệt thức ăn nếm ra, nhĩ thức nghe được, thân thức di chuyển. Mỗi tâm thức đều có công năng đặc biệt của nó.

Khi “nhãn thức nhìn thấy ngôi nhà” thì đó là tâm vương có khả năng tự thấy biết tổng thể ngôi nhà. Còn khi thấy ngôi nhà đẹp hay xấu, to hay nhỏ là do tâm sở có khả năng tự thấy biết chi tiết của ngôi nhà.

Tác giả:

Chusang Tulku Rinpoche - Ngài là tái sinh của Chusang Rinpoche đời thứ 3, Thupten Sherab Tenpë Gyaltsen. Từ năm 1990, Ngài tu học dưới sự chỉ dạy của tôn sư Yer Khensur Yeshe Jampa, bắt đầu nghiên cứu các môn học nội điển và Triết học Phật giáo như Nhiếp loại học và Tâm thức học.

Năm 2013, Ngài hoàn thành chương trình tiến sĩ Mật điển và đạt thủ khoa Ngakrampa. Ngài tiếp tục giảng dạy triết học và truyền trao kiến thức Phật giáo cho các thế hệ Tăng trẻ. Ngoài giảng dạy Triết học, Ngài còn dạy các lớp văn học Tây Tạng, lịch sử các bậc tu chứng “Namthar” và các môn học liên quan đến Mật điển, đồng thời soạn tác, luận giải các bộ Luận lớn.

Trong nhiều năm liền, Ngài thọ học Lamrim, thọ Quán Đảnh và nhận khẩu truyền trực tiếp từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài Shung Dhakpa Tritrul Rinpoche và hơn 30 vị Đạo Sư khác nhau. Trong thời gian giảng dạy và tu học, Ngài thường dùng thời gian nghỉ để nhập thất.

Từ năm 2013 đến nay, Ngài thường xuyên đi nước ngoài truyền giảng Giáo Pháp cho Phật tử hữu duyên trên khắp thế giới.

CHƯƠNG TRÌNH CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
THAM GIA HỘI VIÊN nhận thêm ưu đãi, giảm giá, tích điểm và các chương trình đặc biệt khác
Chính sách SHIP ĐA KHO KHÔNG TỐN PHÍ dành cho các bạn đọc có NHU CẦU ĐẶT SÁCH TỪ NHIỀU KHO 
THAM GIA CỘNG TÁC VIÊN chia sẻ niềm đam mê đọc sách đến mọi người 

Loading